Những yếu tố quan trọng trong bản đồ chiến lược BSC?

Quynhnt | 01:17 | 0 nhận xét

  Xây dựng bản đồ chiến lược cần có những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Yếu tố tài chính

Doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để gia tăng lợi nhuận. Nên đây chính là mục đích tài chính hàng đầu mà tổ chức hướng tới. Trong bản đồ chiến lược, với yếu tố tài chính, 2 nhóm chiến lược để tăng trưởng lợi nhuận là tập trung tăng doanh thu (mục tiêu dài hạn) và năng suất (mục tiêu ngắn hạn). 

Chiến lược tăng trưởng doanh thu được áp dụng là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chân và thu hút với mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi. Với chiến lược nâng cao năng suất, doanh nghiệp nên chú trọng tới việc giảm chi phí đầu vào, sản xuất ra một lượng hàng với ít nguồn lực hơn. 

2. Yếu tố khách hàng

Định vị giá trị khách hàng là một trong các giá trị cốt lõi của bản đồ chiến lược. Chính vì thế, yếu tố khách hàng xếp ngay sau yếu tố tài chính. Để thực hiện sứ mệnh này, doanh nghiệp phải chú ý một số nguyên tắc như: 

- Dẫn đầu sản phẩm (Product Leadership) 

- Vận hành tối ưu (Operational Excellence)

- Mối quan hệ mật thiết với khách hàng (Customer Intimacy) 

3. Yếu tố quy trình nội bộ

Sau khi xác định mục tiêu về tài chính và khách hàng, quy trình nội bộ sẽ là yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hầu như mọi công ty đều phải hoạch định và cải tiến quy trình cùng với việc vận hành liên quan đến hoạt động, khách hàng, …

Từ đó, doanh nghiệp sẽ: Thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới và mở rộng thị trường; Nâng cao giá trị khách hàng; Hợp tác tốt với các bên liên quan và Môi trường được vận hành hiệu quả.

4. Yếu tố học tập và phát triển

Nguồn lực lao động có tác động không nhỏ đến sự thành công trong doanh nghiệp. Vậy nên, yếu tố học tập và phát triển trong bản đồ chiến lược yêu cầu mỗi cá nhân phải rèn luyện, học tập để phát triển bản thân mỗi ngày. 

Đối với doanh nghiệp, xây dựng bản đồ chiến lược sẽ gắn liền với 4 yếu tố: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển. Bốn yếu tố đó được xây dựng từ trên xuống dưới một cách chặt chẽ.

Vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC?

Quynhnt | 01:14 | 0 nhận xét

 Nếu đã biết đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) thì chẳn hẳn bạn cũng từng nghe về bản đồ chiến lược. Vậy bản đồ chiến lược mà lại quan trong trong xây dựng và triển khai BSC? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Bản đồ chiến lược là gì? 

"Bản đồ chiến lược (Strategy Map) là một phương pháp lập kế hoạch giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược của họ". Đơn giản bản đồ chiến lược là một sơ đồ thể hiện bức tranh tổng thể về các chiến lược, mục tiêu của tổ chức. 

Bản đồ xây dựng chiến lược thể hiện một cách trực quan, rõ ràng dùng để rình bày chiến lược và mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp hay công ty. Nó được thiết kế để đưa toàn bộ chiến lược lên một trang duy nhất, dễ theo dõi và dễ áp dụng.

Dựa vào bản đồ chiến lược, lãnh đạo và nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào để hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong thời gian sớm nhất. Đây là một công cụ không thể thiếu dành cho tổ chức trong việc xây dựng, hoạch định chiến lược. Do đó, bản đồ chiến lược là một phần của Thẻ điểm cân bằng (BSC). 

2. Vai trò của bản đồ chiến lược trong BSC đối với doanh nghiệp

Với bản đồ chiến lược, lãnh đạo hay nhà quản lý sẽ có hình dung rõ hơn về các mục tiêu và truyền đạt lại với cấp dưới. 

Lợi ích khi sử dụng bản đồ chiến lược như sau: 

- Đặt ra mục tiêu khách hàng và tài chính (có thể là những mục tiêu khác) cụ thể. 

- Xác định các bộ phận quan trọng trong tổ chức, hỗ trợ cam kết và đổi mới, bao gồm khóa đào tạo và thay đổi quy trình kinh doanh.

- Bao quát mối quan hệ giữa các ý tưởng khác nhau và biến chúng thành kết quả cụ thể.

- Truyền tải các mục tiêu và biết mục tiêu sẽ đạt được như thế nào.

- Cung cấp điểm bắt đầu cho mỗi phòng ban, bộ phận và xem chúng có phù hợpvới chiến lược tổng thể không.

3. Các yếu tố chính trong bản đồ chiến lược

Xây dựng bản đồ chiến lược cần sự cấu thành của 4 yếu tố chính: 

+ Tài chính

+ Khách hàng

+ Quy trình nội bộ

+ Học tập và phát triển

Bản đồ chiến lược là một phần quan trọng trong Thẻ điểm cân bằng (BSC). Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản đồ xây dựng chiến lược này nhé!


Áp dụng BSC như thế nào để mang tới lợi ích cho doanh nghiệp?

Quynhnt | 01:10 | 0 nhận xét

 "Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh". BSC sẽ là công cụ quản trị tốt nếu doanh nghiệp áp dụng đúng cách. Vậy cùng tìm hiểu cách sử dụng BSC nhé!

1. Kiểm soát các dữ liệu trong mô hình BSC

Đầu tiên, doanh nghiệp nên xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một trang giấy. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tư duy về cách đặt những dữ liệu của doanh nghiệp vào BSC. Có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu vào BSC như sau: 

- Giới hạn số lượng các yếu tố mục tiêu trong BSC, khoảng 10 - 15 mục tiêu cho toàn bộ 4 thước đo. 

- Chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho từng yếu tố mục tiêu trước mỗi cuộc họp. 

- Tổng hợp tài liệu cho tất cả các yếu tố mục tiêu cùng các câu hỏi và gửi tới nhân viên 1 - 2 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp. 

- Đưa ra và ghi lại quyết định trong các cuộc họp đánh giá chiến lược kinh doanh. 

2. Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Tiếp theo, bạn hãy sử dụng các hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc để đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau. Ví dụ: 

- Màu đỏ: yếu tố mục tiêu cần bổ sung thêm tài nguyên hoặc sự hỗ trợ từ bên ngoài để mọi thứ trở lại đúng quỹ đạo. 

- Màu vàng: yếu tố mục tiêu gần như đã đi đúng định hướng hoặc gặp một chút trở ngại có thể tự xử lý. 

- Màu xanh: yếu tố mục tiêu đang đi đúng hướng đặt ra. 

3. Gắn KPI ứng với các yếu tố mục tiêu

Nếu BSC là công cụ quản lý chiến lược thì KPI chính là công cụ quản lý hiệu suất. Người quản trị thông thái sẽ lực chọn sử dụng đồng thời BSC và KPI trong doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi mục tiêu, hãy đặt ra các KPI tương ứng với nó. KPI càng sát với tình hình thực tế mà bạn đo lường và đánh giá thì hiệu quả càng cao. 

4. Kết nỗi các yếu tố mục tiêu

Cuối cùng, bạn sử dụng mũi tên 1 chiều để kết nối và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bạn có thể linh hoạt liên kết hai mục tiêu trong cùng thước đo, gom 2 mục tiêu lại thành một nguyên nhân của một mục tiêu khác hoặc một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác, ... Miễn là không mục tiêu nào đứng riêng lẻ. 


Cấu trúc của Thẻ điểm cân bằng (BSC) là gì?

Quynhnt | 01:06 | 0 nhận xét

 Mô hình BSC được hình thành bởi 4 thước đo chính. Trong bài viết này cùng tìm hiểu 4 yếu tố này nhé! 

1. Thước đo tài chính

Với thước đo này, BSC đóng vai trò đo lường, kiểm soát các kết quả về mặt tài chính. Vậy tài chính bao gồm những yếu tố nào? Đó là lợi nhuận, tăng trưởng, vốn, nợ, dòng tiền hoạt động, ... Hay các chi phí cố định, chi phí khấu hao, tốc độ tăng trưởng doanh thu, ... 

2. Thước đo khách hàng 

Thước đo khách hàng trong BSC dùng để đo lường thông qua việc giám sát mức độ thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Cụ thể là kiểm tra xem liệu các hoạt động có đáp ứng nhu cầu của khách hàng đòi hỏi hay không?, số lượng khách hàng mới là bao nhiêu?, ... 

Khách hàng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu, làm khách hàng hài lòng và lòng trung thành của họ chính là thành công của doanh nghiệp. 

3. Thước đo quá trình nội bộ

Nếu coi khách hàng là nguồn máu nuôi dưỡng thì nội bộ chính là trái tim của tổ chức. Bởi một doanh nghiệp hoạt động trơn tru phải nhờ vào quá trình làm việc, vận hành của nhân viên. 

Thước đo quá trình nội bộ dựa trên BSC giúp doanh nghiệp tự đánh giá, rà soát và rút ra bài học cần thiết. Chẳng hạn như hiệu suất, tỷ lệ sai sót, thời gian chu trình, thời gian phản hồi đơn hàng, ... 

4. Thước đo học tập và phát triển

Thước đo này là cách doanh nghiệp hướng dẫn, đào tạo nhân viên. Hiểu đơn giản, học tập và phát triển là thước đo cách doanh nghiệp sử dụng các tri thức của nhân viên để đạt được hiệu quả nhưu mong đợi. Thước đo dựa trên BSC chính là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. 

Nhìn chung, mô hình BSC được thiết lập bởi 4 thước đo chính là khách hàng, tài chính, quá trình nội bộ và học tập & phát triển. 4 yếu tố này không hoạt động riêng lẻ mà có sự liên kết và mối quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau. 

Tìm hiểu về quy chế lương theo KPI

Quynhnt | 01:03 | 0 nhận xét

 Trong bài viết này, cùng tìm hiểu quy chế/cách tính lương theo KPI trong doang nghiệp nhé!

1. Cách tính lương theo KPI là gì? 

Cách tính lương theo KPI hiểu đơn giản là doanh nghiệp dựa vào các kết quả đánh giá mục tiêu hoàn thành công việc mà đã đặt ra trước đó để tính toán và đưa ra các mức lương thưởng cho nhân viên của mình. Hình thức trả lương này đang được sử dụng ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.

2. Quy chế/cách tính lương theo KPI trong doanh nghiệp

Quy chế/cách tính lương theo KPI không bị bó buộc bởi một quy tắc nào. Tùy thuộc vào từng cơ chế quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương thưởng khác nhau.

Hiện tại có 2 cách tính lương theo KPI phổ biến: 

- Tính lương trực tiếp theo KPI: Cách tính này thường được dùng trong các trường hợp thuê ngoài, công tác viên, … của doanh nghiệp. 

- Tính thưởng phạt dựa theo KPI: Cách tính này là động cơ để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Nghĩa là công sức và số tiền thực nhận của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với nhau.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tính lương theo KPI dựa trên 3 yếu tố: 

  • P1 (Pay for Position): Trả lương dựa trên vị trí công việc
  • P2 (Pay for Person): Trả lương theo năng lực cá nhân
  • P3 (Pay for Performance): Trả lương theo kết quả công việc

Vậy bạn đã biết cách tính lương theo KPI chưa? Hãy chia sẻ với chúng mình ở phần bình luận nhé!

Phương pháp tính lương theo mô hình lương 3P đơn giản

Quynhnt | 00:56 | 0 nhận xét

   Bạn đã biết cách tính lương theo phương pháp 3P hiệu quả? Tham khảo bài viết này nhé!

1. Công thức tính lương theo hệ số KPI

KPI (trong Tiếng anh là Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Cách tính lương hệ số KPI đang trở thành công thức của nhiều doanh nghiệp.

- 2P là phương pháp trả lương theo vị trí công việc và kết quả công việc. Cách tính này phù hợp với vị trí chức danh cùng kết quả công việc người lao động (nhân viên) đạt được. 

Công thức tính là: Lương 2P = P1 + P3

- 3P: Hệ thống lương 3P là phương pháp trả lương cho người lao động dựa theo vị trí, năng lực và kết quả. 

Công thức tính là: Lương 3P = P1 + P2 + P3

Trong đó:

  • P1 - Pay for Position: Lương theo vị trí công việc
  • P2 - Pay for Person: Lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc
  • P3 - Pay for Performance: Lương theo kết quả hoàn thành công việc
Bên cạnh đó là cách tính KPI theo hiệu suất: 

- Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế/Mục tiêu) x Trọng số
- Hiệu suất KPI tổng = Hiệu suất KPI thành phần (1) _ Hiệu suất KPI thành phần (2) + ...

2. Cách tính lương ngày lễ

Người lao động được nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương đang được quy định tại điều 112 Bộ luật Lao động:

- Ngày Chiến thắng nghỉ 01 ngày(30/4 dương lịch); Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày(01/5 dương lịch)
- Tết Dương lịch nghỉ 01 ngày; Tết am lịch nghỉ 05 ngày.
- Từ 2021, Quốc khánh nghỉ 02 ngày(02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
- Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày(10/3 âm lịch)

Tiền lương theo hợp đồng lao động để tính lương ngày nghỉ lễ tết bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản khác. Và tiền trả lương cho người lao động nghỉ tết, lễ không gồm tiền thưởng sáng kiến, các khoản hỗ trợ xăng, điện thoại, tiền ăn tăng ca, …


Cẩn trọng khi áp dụng lương 3P trong doanh nghiệp

Quynhnt | 00:54 | 0 nhận xét

  Chắc bạn đã đọc khá nhiều bài viết "khen" về hệ thống lương 3P. Và cũng không thể phủ nhận sức mạnh tuyệt vời của mô hình này khi ứng dụng trong doanh nghiệp. Nhưng dù bất kỳ thứ gì đó cũng có những góc nhìn "phản diện", kể cả hệ thống trả lương hàng đầu thế giới. Vậy những điểm bất cập nếu áp dụng lương 3P là gì? 

Về cơ bản, lương 3P là công cụ khá tốt đối với những doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý chuyên nghiệp, bài bản, được tổ chức, vận hành bởi những nhà quản lý chuyên nghiệp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mới thành lập, đang trong quá trình tuyển dụng, bố trí nhân sự thì hệ thống 3p nếu đưa vào áp dụng ngay từ đâì thì sẽ rất thuận lợi và phát huy tác dụng tốt. 

Mặc dù vậy, với một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đã có quá trình hoạt động nhiều năm, việc áp dụng 3P phải cần sự thận trọng bởi nó dễ đưa doanh nghiệp vào tình thế "nguy hiểm". Một số mối nguy chính được liệt kế dưới đây. 

1, Một doanh nghiệp lớn thường có cơ cấu tổ chức phức tạp với nhiều phòng ban chức năng. 

2, Khi áp dụng 3P, phải đánh giá lại năng lực cán bộ nhân viên (để áp dụng phần Person). 

3, Một số doanh nghiệp dù áp dụng hệ thống lương 3P nhưng do yếu tố gia đình, thói quen cũ, ... vẫn tiếp tục duy trì những thứ "phụ cấp". 

4, Khi doanh nghiệp áp dụng một khung lương tình cờ tạo nên một ... khung sắt cứng rắn "nhốt" các mức lương bên trong. 

5, Liên quan đến việc xây dựng từ điển năng lực (chữ P thứ hai - Person)

6, Liên quan đến P thứ ba - Performance

Một hệ thống lương tầm cỡ cũng tồn tại những "tác dụng phụ" nhưng khi nhận ra và biết được những vấn đề này sẽ giúp doanh nghiệp tỉnh táo hơn khi đang và có ý định ứng dụng lương 3P. 

Xây dựng hệ thống lương 3P trong doanh nghiệp

Quynhnt | 00:53 | 0 nhận xét

 Hệ thống lương 3P là một trong những phương pháp quản lý tiền lương khá phổ biến hiện nay. Đây là mô hình được đánh giá là có thể "trị bách bênh" của doanh nghiệp với những lợi ích thú vị. Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hệ thống này và băn khoăn "liệu xây dựng hệ thống lương 3P có khó không?". 

Đương nhiên, việc xây dựng một mô hình mới để áp dụng trong doanh nghiệp không hề đơn giản, nhất là hệ thống lương thưởng khá "nhạy cảm". Đòi hỏi sự kết hợp của người lãnh đạo và đội ngũ nhân viên để xây dựng và triển khai hiệu quả. 

Để xây dựng lương 3P, chúng ta có một quy trình cụ thể để người làm đỡ lúng túng trong khi thực hiện. Cụ thể gồm 5 bước sau: 

  • Bước 1: Xác định sơ đồ tổ chức - chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
  • Bước 2: Lập bản mô tả công việc vị trí trong cơ cấu tổ chức bộ phận
  • Bước 3: Xác định tiêu chí hoàn thành (KPI)
  • Bước 4: Xác định năng lực cốt lõi (AKS) - Kiến thức, kỹ năng, thái độ
  • Bước 5: Thiết lập phương pháp trả lương
Nhưng cũng thật khó để hoàn thiện tốt nhất một hệ thống tương đối phức tạp thế này. Sẽ tốt hơn nếu bạn có người dẫn đường, chỉ dẫn. Một khóa học lương 3P sẽ mang đến cho bạn những kiến thức, tư duy xây dựng lương 3P bài bản cùng người đồng hành giúp đỡ sẽ là gợi ý dành cho bạn. Nhưng làm gì có nơi nào sở hữu cả hai yếu tố này? 


Khóa học lương 3P của tác giả/blogger Nguyễn Hùng Cường sẽ đáp ứng điều này. Bạn không nhìn nhầm đâu, chính xác là vậy. Đây là lớp học được tổ chức dưới hình thức "TỪNG - BƯỚC - MỘT", kết hợp lý thuyết và thực hành. 

Sau mỗi buổi thực hành, video sẽ được up lên hocviennhansu.edubit.vn để học viên nghe và xem lại. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người học sẽ được hỗ trợ của chuyên gia tư vấn Nguyễn Hùng Cường và đội ngũ. 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/26/cach-tinh-luong-3p-la-gi/

Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống lương 3P?

Quynhnt | 00:52 | 0 nhận xét

 Mô hình lương 3P là phương thức win-win (hai bên cùng có lợi) đối với doanh nghiệp (người thuê lao động) và người lao động. 

1. Đối với người thuê lao động (doanh nghiệp) 

Xây dựng và triển khai mô hình lương 3P giúp cho doanh nghiệp nắm trong tay nhiều lợi thế. Cụ thể: 

- Đảm bảo công bằng nội bộ doanh nghiệp: Khi công khai hệ thống lương 3P với toàn thể nhân viên có thể giải đáp các thắc mắc về sự chênh lệch lương, giá trị của thành tích, sự khác nhau về năng lực, trình độ, ... 

- Khai thác năng lực của nhân viên: Với phương pháp tính lương 3p, những người giỏi và làm việc hiệu quả hơn sẽ được nhận mức lương xứng đáng. Vì vậy, các nhân viên sẽ có mục tiêu và động lực khi làm việc. 

Từ đó, tạo cho người lao động cảm giác yên tâm làm việc và cống hiến cho tổ chức vì công sức mình bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Nhân viên cũng muốn gắn bó lâu dài với công ty hơn. 

- Sở hữu hệ thống lương chuẩn: Phương pháp trả lương 3P giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện và sở hữu hệ thống đánh giá KPI một cách toàn diện để đánh giá nhân viên dựa trên các chỉ số, tiêu chí. 

2. Đối với người lao động

Hệ thống lương 3P cũng mang tới những lợi ích cho người lao động. 

- Mức lương tương xứng: Năng lực, thành tích và mức lương nhận được hàng tháng giúp nhân viên nhận ra cách để có được lương cao. Điều này giúp thiết lập mục tiêu và tạo động lực làm việc cho nhân viên. 

- Mức đãi ngộ tốt: Ngay từ khi nộp CV và phỏng vấn ứng tuyển vào bất kỳ doanh nghiệp nào, người lao động đã có thể dễ dàng hiểu được chính sách trả lương và đãi ngộ của công ty dành cho bản thân trong thời làm việc tại đây. 

Thực tế cho thấy cách thức trả lương truyền thống là một trong những nguyên nhân tạo nên "lỗ hổng" trong gắn kết đội ngũ trong doanh nghiệp. Hệ thống lương 3P khắc phục những nhược điểm của cách trả lương truyền thống và mang đến những ưu thế vượt trội trong doanh nghiệp. 

Bài viết: https://blognhansu.net.vn/2022/08/25/cach-xay-dung-he-thong-luong-3p

Hệ thống lương 3P là gì? Mục tiêu của lương 3P là gì?

Quynhnt | 00:51 | 0 nhận xét

 Lương 3P được xem như cơ chế trả lương cho người lao động. Vậy lương 3P là gì và mục đích của mô hình này là gì?

1. Lương 3P là gì? 

Lương 3P được hiểu “là phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động”. 

2. Mục tiêu của mô hình lương 3P

Đảm bảo sự công bằng nội bộ và bên ngoài

Mô hình lương 3P giúp người lao động hiểu được muốn mức lương cao, thu nhập tốt hơn phải làm như thế nào, cải thiện điều gì. Từ đó, tạo động lực làm việc để hiệu suất hoạt động của nhân viên được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, người lao động cũng hoàn thành mục tiêu cá nhân và góp phần hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 

Ngoài ra, với việc ứng dụng lương 3P, doanh nghiệp cũng đảm bảo sự công bằng bên ngoài. Khảo sát thị trường nhằm xác định mức lương cho tuwnfh vị trí, quy mô doanh nghiệp giúp nắm bắt được mức lương phù hợp với nhu cầu thực tế. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ có một mức lương cạnh tranh mà không bị "phá giá" so với thị trường chung. 

Động lực phát triển trong doanh nghiệp

Áp dụng hệ thống lương 3P làm cho người lao động hiểu được cơ cấu tổ chức lương, mục tiêu lớn của doanh nghiệp nơi mình đang làm việc. Điều này giúp họ càng quan tâm hơn đến kết quả cuối cùng, tự giác có trách nhiệm trong công việc và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. 

Lương 3P hướng tới sự công bằng, ghi nhận và tạo động lực. Và hệ thống này được thiết kế theo hiệu suất làm việc và thành tích đạt được của nhân viên. 

previous Next home
 
Copyright © 2011. Tài liệu quản lý Nhân sự - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang