Việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy có những phương pháp đánh giá hiệu suất nào? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Phương pháp đánh giá hiệu suất là gì?
Đánh giá hiệu suất hay hiệu quả công việc là một quá trình được thực hiện hàng tuần/tháng/năm để đánh giá năng suất và chất lượng công việc. Thông qua quá trình thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin liên quan đến tình hình công việc của một cá nhân, phong ban hoặc hệ thống.\
Dựa trên những phương pháp đánh giá hiệu suất, các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quan về hiệu quả làm việc của nhân viên, phòng ban hay hệ thống. Từ đó, những mục tiêu, kế hoạch phù hợp trong tương lai sẽ được đưa ra.
2. Tại sao cần phương pháp đánh giá hiệu suất trong doanh nghiệp?
Nhiều doanh nghiệp đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng vì thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng vè duy trì hệ thống đánh giá nhân lực. Vì vậy, áp dụng phương pháp đánh giá hiệu suất là điều tất yếu.
Khi doanh nghiệp, nhà quản trị đánh giá đúng năng lực của nhân viên thì việc phân bổ nhân sự cũng trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy, khả năng của nhân viên có thể phát huy tối đa. Bên cạnh đó, nhân viên được đánh giá đúng cũng sẽ hài lòng vì bản thân được công nhận và có động lực để cống hiến.
Ngoài ra, đánh giá hiệu quả công việc và giao việc cho nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp. Vì thế, hệ thống nàu cần xây dựng một cách chặt chẽ và phù hợp với quy mô cũng như văn hóa của doanh nghiệp.
3. Các phương pháp đánh giá hiệu suất phổ biến
3.1 Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (BSC)
Phương pháp đánh giá hiệu suất Thẻ điểm cân bằng (BSC) là xây dựng một hệ thống kế hoạch và quản trị về mặt chiến lược. Mục đích của BSC là định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược của tổ chức, theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
3.2 Phương pháp KPI
Phương pháp KPI đưa ra một bộ chỉ tiêu có thể đo lường hiệu quả, để có căn cứ lên kế hoạch cho những mục tiêu sau. Thông qua đó, đưa ra sự so sánh và đánh giá mức độ thay đổi hiệu suất dựa vào từng giai đoạn.
3.3 Phương pháp OKR
OKR (Objectives and Key Results) là phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng.
Bên cạnh 3 phương pháp đánh giá hiệu suất phổ biến này còn có một số phương thức như thang đánh giá đồ thị, xếp hạng danh mục, quản lý theo mục tiêu, ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét